Khác
27 thg 9, 2019
Quy định về cưỡng chế nóng
Câu trả lời

Câu hỏi:
Gia đình tôi đang sống tại phường XX, tỉnh Bình Dương. Vì tình trạng ngập do triều cường quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và phần đường trước nhà thuộc cuối đường (đường cùng) nên tháng 12/2016 gia đình tôi và 1 số hộ dân đã tự bỏ tiền ra nâng phần đường trước nhà mình để chống ngập (phần đường này không thuộc QSDD cá nhân). Trưa ngày 22/06/2017 Phó chủ tịch phường đã chỉ đạo cho cán bộ phường xuống cưỡng chế, phá dỡ phần nâng đường trước nhà tôi, trong khi phần vi phạm của các hộ khác thì không chỉ đạo việc cưỡng chế; việc cưỡng chế, phá dỡ này gia đình tôi hoàn toàn không được thông báo, mặc dù luôn có người ở nhà. Ngày 05/07/2017: gia đình tôi có lên gặp bà Phó chủ tịch, chính bà đã thừa nhận “chỉ đạo cưỡng chế nóng”, tháo dỡ phần đường nâng chống ngập trước nhà tôi. Tới ngày 25/08/2017 các phần đường trước nhà lân cận nhà tôi (cũng nâng chống ngập như nhà tôi) thì vẫn còn nguyên. Câu hỏi: Việc xử lý cưỡng chế phá dỡ của Phó chủ tịch phường theo "cưỡng chế nóng" có đúng luật không? Trong trường hợp nào thì các vi phạm như gia đình tôi không bị xử lý (có luật nào cho phép không).

Trả lời:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trả lời như sau: Điều 3 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì nguyên tắc chung khi áp dụng việc cưỡng chế như sau: Khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính Theo các quy định trên thì việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ đầy các nguyên tắc nêu trên. Như vậy việc “cưỡng chế nóng” theo nội dung bà trình bày nếu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc trên là đúng. Theo quy định tại điểm a khoản Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Như vậy, theo các quy định trên thì hành vi vi phạm hành chính như gia đình bà chỉ không bị xử phạt nếu rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính./.