Công tác cán bộ
Câu trả lời
Câu hỏi:
Kính gởi Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương đã trả lời câu hỏi của tôi tại văn bản số 1879/SNV-XDCQ-CTTN ngày 7/12/2017 rất nhanh chóng kịp thời, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc. Tôi thấy đây là kênh rất hay cần phổ biến và nhân rộng. Với công văn trả lời như trên tôi có thắc mắc như sau: Nếu cán bộ A hội đủ các điều kiện như trên, tuy nhiên cán bộ A khi là Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường, rồi lên Phó Chủ tịch cấp huyện/thị xã có nhiều sai phạm về quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, bị kết luận thanh tra là có sai phạm, bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, né tránh sai phạm, đùn đẩy trách nhiệm, nhân dân mất lòng tin. Như vậy có đủ tiêu chuẩn để làm Chủ tịch UBND cấp huyện/thị xã hay không? Với cán bộ có nhiều sai phạm như trên thì có thể giúp ích được gì cho quê hương, cho tỉnh nhà. Trong khi hiện nay Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đang rất quyết tâm tinh gọn và làm sạch bộ máy. Tổng bí thư đã nói “Lò đã nóng”. Thủ tướng đã nói “Anh nào né tránh, đùn đẩy, không dám quyết đoán thì đứng sang một bên để anh khác làm”. Mong quý cơ quan dành thời gian xem xét trả lời. Trân trọng cảm ơn.
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu các văn bản quy định hiện hành, Sở Nội vụ có ý kiến như sau: Trong thư ông nêu những sai phạm của cán bộ này đã có kết luận của thanh tra. Cơ quan, tổ chức có kiểm điểm, xử lý sai phạm, rút kinh nghiệm đối với những việc làm sai trái đối với người này. Do đó, Sở Nội vụ không có ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên, qua trao đổi với ông, Sở Nội vụ xin cung cấp thêm một số thông tin về cơ sở pháp lý hiện hành để xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật để ông tham khảo. Căn cứ Mục 1 và Mục 4, Chương II, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ quy định áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ như sau: “ Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: 1. Khiển trách; 2. Cảnh cáo; 3. Hạ bậc lương; 4. Hạ ngạch; 5. Cách chức; 6. Buộc thôi việc. 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian quy định phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và được tính từ thời điểm cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật xác định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật cho đến thời điểm Hội đồng kỷ luật họp. 2. Thời hiệu xử lý kỷ luật quy định là 3 tháng. 3. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hiệu xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 6 tháng. Quá thời hiệu xử lý kỷ luật thì chấm dứt việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức. 4. Trường hợp cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật tính từ ngày phán quyết của Tòa án về hành vi vi phạm của cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật. 5. Trường hợp phải tiến hành xem xét lại việc kỷ luật cán bộ, công chức quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này thì thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật được tính từ khi nhận được kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. 6. Thời gian tạm thời chưa xem xét kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này không tính vào thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này được tính từ ngày cán bộ, công chức đi làm trở lại bình thường. 7. Người được giao thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm về việc chưa xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật trong thời hiệu quy định. 1. Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức có thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. 2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày. Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 3 tháng. 3. Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu cán bộ, công chức chưa bị xử lý kỷ luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý phải bố trí cán bộ, công chức về vị trí công tác cũ hoặc bố trí công việc phù hợp. 4. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, cán bộ, công chức được hưởng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh phần tiền lương và phụ cấp (nếu có) còn lại trong thời gian tạm đình chỉ công tác, thời gian tạm đình chỉ công tác được tính vào thời gian để nâng bậc lương. Trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại, thời gian tạm đình chỉ công tác tính đến khi có quyết định kỷ luật không được tính là thời gian để nâng bậc lương. Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ. Áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng; vi phạm lần đầu nhưng liên quan đến tư cách, phẩm chất của cán bộ, công chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công chức liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học tập, kỷ cương, tác phong của cán bộ, công chức; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhưng chưa gây hậu quả; vi phạm ở mức độ nhẹ quy định những việc cán bộ, công chức không được làm của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công chức đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm; liên quan đến đạo đức công vụ và vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được nâng bậc lương hoặc nâng ngạch; vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; vi phạm tương đối nghiêm trọng những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm; vi phạm nghiêm trọng những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao. 1. Áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam. 2. Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị người có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp sau: a) Cán bộ, công chức đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật; b) Cán bộ, công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ cán bộ, công chức; c) Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; d) Cán bộ, công chức nghiện ma túy; đ) Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến”. Những điều khoản nêu tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ hiện tại chỉ còn hiệu lực đối với cán bộ. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong những điều khoản trên đã được thay thế bằng Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. Trên đây là ý kiến của Sở Nội vụ trả lời về công tác cán bộ, xin thông tin để bạn đọc rõ.