Cho biết nội dung của phương án xử lý tài sản và thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu và vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu?
Câu trả lời
Theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định:
1. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản
- Thông tin về tài sản: Quyết định tịch thu tài sản (số, ngày, tháng, năm cơ quan ban hành), tên tài sản, chủng loại, số lượng, chất lượng tài sản, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất, nước sản xuất,…
- Giá trị tài sản.
- Hình thức xử lý:
+ Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ; Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng ; Giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
+ Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
+ Tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán; tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật.
+ Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ; nộp vào Kho bạc nhà nước đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
+ Xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp xử lý.
- Thời hạn xử lý.
- Chi phí xử lý.
- Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản.
- Các nội dung khác (nếu có).
2.2 Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản
Chủ tịch UBND tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu.