Khác
12 thg 3, 2020
Địa phương muốn khôi phục lại Đình, Đền, Miếu và Chùa thì cần phải thực hiện dựa trên căn cứ pháp lý nào ? Các tài liệu lưu trữ của địa phương về các công trình này có được lưu trữ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không ?
Câu trả lời
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:
- Đối với các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như: Đình, Đền, Miếu, Chùa,… đã được xếp hạng di tích các cấp hoặc nằm trong danh mục kiểm kê di tích thì việc khôi phục các công trình này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về di sản văn hóa.
- Đối với các công trình tín ngưỡng, tôn giáo như: Đình, Đền, Miếu, Chùa,… chưa được xếp hạng di tích các cấp hoặc không nằm trong danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì việc khôi phục các công trình này thực hiện theo Điều 58, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 và Điều 103, Luật Xây dựng năm 2014.
- Cục Di sản văn hóa- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không lưu trữ các tài liệu liên quan đến Đình, Đền, Miếu, Chùa,… chưa xếp hạng di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Các tài liệu này được lưu tại các cơ quan lưu trữ, viện nghiên cứu như: Thư viện Quốc gia, Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Sử học, Viện Hán Nôm,…