Tình trạng giết mổ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Câu trả lời
Câu hỏi:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, tình trang giết mổ gia cầm diễn ra rải rác ở các điểm chợ khu dân cư buôn bán không đảm bảo tiêu chuẩn giết mổ gây ra rất nhiều vấn đề. 1. Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Gia cầm được thu mua ở các nơi không rõ nguồn gốc rồi giết mổ thủ công bán trực tiếp cho người dân chế biến làm thực phẩm. 2. Mất vệ sinh ô nhiễm môi trường. Gia cầm được giết mổ tại chỗ nguồn nước được thải ra các cống rãnh đô thị nhưng không được xử lý. 3. Mất mỹ quan đô thị, nhếch nhác phố phường. 4. Không đảm bảo phòng tránh dịch bệnh. Gia cầm không được kiểm dịch được vận chuyển khắp nơi đến những điểm giết mổ. 5. Không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tôi kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương có biện pháp xử lý những điểm giết mổ gia cầm thủ công này. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản trả lời ý kiến phản ánh của công dân về tình trạng giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định như sau: Kết luận về nội dung phản ánh Nội dung phản ánh “về tình trạng giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định diễn ra rải rác ở các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị; không đảm bảo an toàn thực phẩm và ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh trên gia cầm” của ông Đặng Anh Đức là đúng. Vì qua công tác kiểm tra xử lý của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản và các Đội kiểm tra liên ngành tỉnh, huyện, thị xã và thành phố đã ghi nhận tình trạng kinh doanh gia cầm sống và giết mổ gia cầm ngay tại nơi kinh doanh đang diễn ra ngày càng nhiều tại các chợ tự phát, khu đông dân cư. Trong đó, tập trung nhiêu ở các địa phương như: Thị xã Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên và thành phố Thủ Dầu Một. Căn cứ pháp luật về quản lý giết mổ gia súc, gia cầm - Luật Thú y ngày 19/6/2015; - Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”; - Quyết định số 1529/QĐ-UBND, ngày 22/6/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc “phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025”. xử lý của cơ quan chuyên ngành Thú y Thời gian qua, Đội kiểm tra liên ngành về công tác phòng chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm tỉnh, huyện, thị xã và thành phố đã tăng cường tổ chức kiểm tra thường xuyên và tham mưu xử lý những trường hợp vi phạm giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định cũng như tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với tình hình kinh doanh sản phẩm gia cầm tại các chợ. Cụ thể: Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số lượt tổ chức kiểm tra và xử lý đối với việc kinh doanh gia cầm sống khi chưa đủ điều kiện vệ sinh thú y và giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định của các Đội kiểm tra liên ngành là 39 lượt, xử lý 69 trường hợp giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định; 22 trường hợp vi phạm về vệ sinh thú y trong việc kinh doanh sản phẩm gia cầm, tịch thu tiêu hủy 2.700kg sản phẩm gia cầm. Tổng số tiền phạt 510.910.000đồng. Đánh giá chung, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã rất quan tâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp kiểm tra xử lý đối với các trường họp kinh doanh gia cầm sống và giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định tại các địa phương. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh gia cầm sống và giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định vẫn còn diễn ra thường xuyên tại các chợ tự phát, khu dân cư trên địa tỉnh. Nguyên nhân: - Do tập quán tiêu dùng của người dân quen với việc sử dụng các loại sản phẩm động vật tươi “nóng” chưa ưa chuộng tiêu dùng các loại sản phẩm động vật đã làm mát. - Phần lớn Ban quản lý các chợ chưa phối hợp tốt trong việc quản lý việc kinh doanh gia cầm sống và giết mổ gia cầm ngay tại điểm kinh doanh vì vậy gây khó khăn trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm của hộ kinh doanh. - Việc xử lý các điểm thu gom, kinh doanh, giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định tại các địa phương gây ô nhiễm môi trường; mất mỹ quan đô thị cần sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Cơ quan chuyên ngành Thú y không có thẩm quyền xử lý các lĩnh vực nêu trên. - UBND các xã, phưòng, thị trấn do bận nhiều công tác khác của đơn vị nên chưa thực sự chủ động phối họp với các cơ quan chuyên ngành trong việc quản lý tình hình kinh doanh gia cầm sống và giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định. - Đội kiểm tra liên ngành cấp huyện ở một số địa phương tổ chức kiểm tra xử lý chưa thật sự đồng bộ, cụ thể Đội kiểm tra liên ngành thị xã Dĩ An, Tân Uyên chưa tổ chức kiểm tra thường xuyên. - Trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố chưa quy hoạch được các chợ chuyên kinh doanh động vật nói chung, kinh doanh gia cầm sống nói riêng. 3. Biện pháp xử lý trong thòi gian tới Trong thời gian tói, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản chỉ đạo các Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị, thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra xử lý đối với các hộ kinh doanh gia cầm sống khi chưa đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định và giết mổ gia cầm ngoài nơi quy định. Đồng thời, đơn vị sẽ phối họp với các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tuyên truyền nhiều hơn đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, vận động người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm động vật an toàn. Tóm lại, để quản lý tốt hoạt động giết mổ tập trung gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh cần sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, UBND các cấp. Trong đó, UBND cấp huyện và cấp xã giữ vai trò quan trò chính (được quy định tại Điều 76 của Luật Thú y ngày 19/6/2015) vì UBND địa phương là nơi quản lý hoạt động giết mổ tập trung; quản lý hoạt động kinh doanh của hộ gia đình; quản lý về trật tự đô thị..