Hiện nay chế độ công tác phí được thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HDND của Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó tại Điều 8 của Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định đối tượng được hưởng chế độ khoán công tác phí (“như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác”). Vậy, những công chức không thuộc đối tượng trên có được hưởng khoán công tác phí không; vì hiện nay có nhiều đơn vị hành chính thực hiện khoán công tác phí cho toàn bộ công chức cơ quan ?
Câu trả lời
Tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định như sau:
“Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác); thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ xác định đối tượng được khoán công tác phí theo tháng đảm bảo đáp ứng điều kiện thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.